Hội ngộ Kỷ lục gia Thế giới lần thứ 4 tổ chức thành công tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Hội ngộ Kỷ lục gia Thế giới lần thứ 4 tổ chức thành công tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Vào sáng ngày 11 tháng 9 năm 2022, tại hội trường Siri Fort Auditorium (Thủ đô New Delhi, Ấn Độ) đã diễn ra Chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Thế giới lần thứ 4 năm 2022 với sự tham dự của gần 3.000 lãnh đạo và cộng đồng Kỷ lục gia đến từ các Tổ chức Kỷ lục quốc gia trên thế giới.
Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 4 năm 2022 do Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ (IBR) đăng cai tổ chức với nhiều hoạt động dành cho cộng đồng Kỷ lục gia và các Tổ chức Kỷ lục là thành viên của Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings).
Sự kiện có sự tham dự của các lãnh đạo đến từ các Tổ chức Kỷ lục các quốc gia trên thế giới.
Về phía lãnh đạo quốc tế, gồm có: Ts. Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings); Ông Lê Trần Trường An – Tổng Thư ký Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Chủ tịch Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings); ông Osmar Susilo – Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Indonesia (MURI); ông Ponijan Liauw – Chủ tịch của Hiệp hội Diễn giả chuyên nghiệp Indonesia (IPSA); bà Neerja Roy Chowdhury – Giám đốc điều hành Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ (IBR); Ngài Thomas Richard William Bain – Đồng sáng lập kiêm Hiệu trưởng Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU); Giáo sư Mạc Bìa – Đại diện Tổ chức Kỷ lục Hoa Kỳ (USKings); ông Deepak Chandra Sen – Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Nepal.
Tham dự Hội ngộ lần này, về phía lãnh đạo của TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có sự tham dự của Ts. Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings); Ts. Thang Văn Phúc – Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam (VietKings); Nhà du hành vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân – Chủ tịch Hệ thiên cầu Kỷ lục SPHERE.6; bà Nguyễn Hoàng Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Sức khỏe Bách niên Trường thọ (R.I.C.H.S); ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings); cô Nguyễn Thị Tường Vân – Trưởng Ban quốc tế Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) cùng gần 40 cá nhân và đơn vị sở hữu Kỷ lục tại Việt Nam.
Hội ngộ Kỷ lục gia Thế giới lần thứ 4 là cơ hội để cộng đồng Kỷ lục gia trên thế giới gặp gỡ, học hỏi giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm cũng như các giá trị kỷ lục.
Ngoài việc vinh danh các Kỷ lục châu Á và thế giới mới, sự kiện này cũng là dịp để vinh danh các Tiến sĩ Danh dự và Giáo sư Danh dự là Kỷ lục gia đã có những đóng nhiều cống hiến vượt bậc trong đời sống, đóng góp to lớn cho cộng đồng xã hội, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng Kỷ lục gia trên thế giới.
Mở đầu sự kiện là phần trình diễn hát quốc ca của nước Việt Nam bằng tiếng Việt của Jyash Tholia – Kỷ lục gia nhí Ấn Độ 9 tuổi.
Tiếp nối chương trình, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công bố ấn phẩm mới nhất của WorldKings 2023 với nhiều nội dung kỷ lục hấp dẫn.
Tại sự kiện, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) vinh danh gần 50 kỷ lục gia có những thành tích và những cống hiến vượt bật, trong đó có Việt Nam có 02 Giáo sư Danh dự và 07 Tiến sĩ Danh dự được vinh dự nhận chứng nhận từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU), bao gồm:
Giáo sư Danh dự:
1. Ts. Nguyễn Văn Đệ – Người tiên phong xây dựng cộng đồng y tế tư nhân và đóng góp giúp phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. AHLĐ. Ts. Nguyễn Quang Mâu – Người lãnh đạo đưa Gốm Đất Việt trở thành thương hiệu số 1 về gốm và gạch đất sét nung tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển bền vững của gạch ngói đất sét nung trong nước và trên thế giới.
Tiến sĩ Danh dự:
– Bà Võ Thị Kim Hoàng: Người phụ nữ dành nửa thế kỷ để thực hiện 13 bộ sưu tập tại nhiều quốc gia nhằm lưu giữ những giá trị về văn hóa, thời trang của Việt Nam và thế giới qua nhiều thời kỳ.
– Bà Huỳnh Tiểu Hương: Người sáng lập trại trẻ mồ côi sở hữu cuốn sổ hộ khẩu dành cho các trẻ em mồ côi nhiều nhất Việt Nam.
– Ông Đồng Đức Chính: Người đưa phương pháp nghiền khô siêu mịn vào trong sản xuất gạch COTTO và tạo ra viên gạch cotto siêu mịn lớn nhất thế giới
– Ông Nguyễn Quang Toàn: Công trình nghiên cứu cải tiến lò nung tuynel đạt Kỷ lục Thế giới
– Ông Vũ Đức Đông: Người sáng tạo và thực hiện bộ sưu tập mai vàng Tuệ Sâm đạt nhiều kỷ lục trong nước và quốc tế nhờ thực tiễn quá trình chăm sóc, tạo tác cây bonsai.
– Ông Phạm Hồng Điệp: Doanh nhân, Luật sư đã nghiên cứu và thực hiện các đề tài đạt nhiều giải thưởng quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để ứng dụng vào việc xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.
– Ông Đặng Việt Bách: Người tiên phong nghiên cứu, xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất phôi đến cán thép trên dây chuyền tự động hóa đồng bộ, công nghệ thân thiện với môi trường tại Khu liên hợp luyện cán thép tiên tiến Việt Nhật (TP. Hải Phòng, Việt Nam).
Các cá nhân và đơn vị của Việt Nam vinh dự đón nhận Kỷ lục Thế giới tại sự kiện, gồm có:
1. Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt – Đơn vị sản xuất loại ngói đất sét nung có kích thước lớn nhất thế giới (500mm x 300mm) bằng công nghệ nghiền khô phối liệu siêu mịn hỗn hợp đất sét với nguồn nguyên liệu tại chỗ.
2. Tổ hợp Công ty Gốm Đất Việt – Đơn vị đạt nhiều Kỷ lục quốc gia và Kỷ lục thế giới nhất trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói đất sét nung.
3. Ông Đinh Công Tường: Người sở hữu Bộ sưu tập các sản phẩm Gốm sứ bản địa xưa của Việt Nam có số lượng nhiều nhất thế giới, cùng nhiều hiện vật gốm sứ Độc bản ở các dòng gốm.
Ngoài ra, cá nhân và đơn vị của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Châu Á trao chứng nhận Kỷ lục châu Á, gồm có:
1. Nhà du hành vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân – Người châu Á đầu tiên bay vào Vũ trụ.
2. Ông Đào Xuân Tình – Bộ sưu tập xe đạp Peugeot sản xuất tại Cộng hòa Pháp nhiều nhất châu Á.
3. Tiến sĩ Huỳnh Kỳ Trân – Người đầu tiên phát triển và nhận bằng sáng chế quá trình chiết xuất tinh dầu từ lá trầu trong ứng dụng y khoa.
4. Công ty Cổ phần Đầu tư Robot: Đơn vị đầu tiên tại Châu Á sản xuất máy lọc nước tích hợp 2 màng lọc UF và R.O kết hợp với công nghệ vi điều khiển RMC – màn hình LCD đa chức năng, có thể cài đặt nhiều loại ngôn ngữ.
5. Công ty Cổ phần Đầu tư Robot: Đơn vị đầu tiên tại Châu Á sản xuất Máy lọc nước ĐIỆN GIẢI-iON KIỀM, tích hợp 3 chế độ NÓNG -NGUỘI – LẠNH, kèm chức năng tạo nước nóng thông minh và chế độ tùy chỉnh nhiệt độ, dung tích nước cần sử dụng.
Một số hoạt động khác tại sự kiện:
Phạm Vân: Tổng hợp.