banner_website_display_block

WorldMark trao tặng 08 Đĩa vàng Cống hiến đến các Kỷ lục gia Việt Nam trong dịp Hội ngộ Kỷ lục Gia Việt Nam lần thứ 53.

WorldMark trao tặng 08 Đĩa vàng Cống hiến đến các Kỷ lục gia Việt Nam trong dịp Hội ngộ Kỷ lục Gia Việt Nam lần thứ 53.

2:10 - 13/01/2024

Vào sáng ngày 06.01.2024, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) – Viện Kỷ lục Thế giới (WorldMark) đã trao tặng Đĩa vàng Cống hiến cho 09 cá nhân tại Việt Nam trong khuôn khổ Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh. Đĩa Vàng là giải thưởng nhằm ghi nhận và vinh danh những đóng góp, cống hiến của các cá nhân trong nhiều lĩnh vực và sự phát triển của cộng đồng Kỷ lục gia toàn cầu.

Dưới sự đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và căn cứ vào sự đóng góp không ngừng nghỉ của các cá nhân và Kỷ lục gia trong nhiều lĩnh vực, cũng như nhằm ghi nhận và tri ân những đóng góp trong việc phát triển cộng đồng kỷ lục gia nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung, Viện Kỷ lục Thế giới (WorldMark) – Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã chính thức trao tặng Đĩa vàng Cống hiến đến các Kỷ lục gia trong khuôn khổ Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53.

 

Toàn cảnh sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 - Kỷ niệm 20 năm thành lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings (2004 - 2024) .

Toàn cảnh sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 – Kỷ niệm 20 năm thành lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings (2004 – 2024).

 

1/ TIẾN SĨ, LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN VIỄN – PHÓ CHỦ TỊCH TRUNG ƯƠNG HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM, VIỆN TRƯỞNG VIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Tiến sĩ – Luật sư Nguyễn Văn Viễn là một luật sư cao cấp có hơn 50 năm nghiên cứu và cống hiến trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chuyên tư vấn các vụ việc liên quan đến pháp luật Sở Hữu Trí Tuệ, và là một trong những người sáng lập ra hệ thống Sở hữu trí tuệ đương đại tại Việt Nam. Ông nguyên là Phó Cục Trưởng Cục Sáng Chế, cơ quan tiền thân của Cục Sở hữu Trí tuệ hiện nay, và hiện là Chủ Tịch Hội Sở Hữu Trí Tuệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Trưởng Viện Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

 

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Viễn - Chủ Tịch Hội Sở Hữu Trí Tuệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Trưởng Viện Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Viễn – Chủ Tịch Hội Sở Hữu Trí Tuệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Viện Trưởng Viện Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.

 

Luật sư Nguyễn Văn Viễn được biết đến như là một chuyên gia hàng đầu trong việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình cam kết ngày một gia tăng của Việt Nam về việc thừa nhận và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ông đã dẫn dắt đội ngũ luật sư của Frasers phát triển thành một trong những tổ chức tư vấn sở hữu trí tuệ uy tín hàng đầu trong cả nước.

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (bên phải) – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận (bên trái) - Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Thành viên Hội đồng WorldKings Toàn cầu trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Viễn.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (bên phải) – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận (bên trái) – Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), Thành viên Hội đồng WorldKings Toàn cầu trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Viễn.

 

2/ ÔNG TRẦN HOÀNG – CHỦ TỊCH HIỆP HỘI MARKETING VIỆT NAM, THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG XÁC LẬP TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM

Ông Trần Hoàng sinh năm 1967 tại TP. Hồ Chí Minh, là người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp truyền thông tiếp thị trong vai trò đại diện kết nối các tổ chức Hiệp hội quốc gia, khu vực và quốc tế. Ông nhà sáng lập kiêm Chủ tịch VietnamMarcom, tổ chức giáo dục đào tạo chuyên ngành truyền thông tiếp thị và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam từ năm 2001 đến nay. Bên cạnh đó, ông còn là Chủ tịch Hiệp Hội Marketing Việt Nam (khóa 2017-2024) và là nhà sáng lập Thư viện Chuyên khảo Công nghệ Tiếp thị Quảng cáo đầu tiên của Việt Nam vào năm 2001.

 

ông Trần Hoàng - Chủ tịch Hiệp Hội Marketing Việt Nam.

Ông Trần Hoàng – Chủ tịch Hiệp Hội Marketing Việt Nam.

 

Ngoài ra, ông Trần Hoàng còn nhà kiến tạo tiên phong, góp phần đào tạo hơn 10.000 chuyên viên, chuyên gia, giám đốc cho ngành công nghiệp truyền thông, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng và xây dựng thương hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; Đồng thời chủ trì xây dựng nhiều chương trình đào tạo chuyên ngành cùng các dự án, thư viện chuyên khảo phục vụ nghiên cứu giáo dục đào tạo trong hơn 20 năm.

Năm 2021, ông đã được Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới (WRCA) trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) vinh danh và trao tặng Đĩa vàng Cống hiến vì những đóng góp trong việc phát triển cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tại Việt Nam. Ông còn là một trong số các Movers and Shakers có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Marketing tại Việt Nam và Châu Á theo bình chọn của AFAA và AMF.

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến ông Trần Hoàng.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến ông Trần Hoàng.

 

3/ THIẾU TƯỚNG, KỶ LỤC GIA VŨ CAO QUÂN

Thiếu tướng Vũ Cao Quân sinh năm 1954 tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Quê gốc ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hơn 40 năm cuộc đời binh nghiệp với nhiều thành tích nổi bật, ông được Đảng, Nhà nước, quân đội ghi nhận và thăng quân hàm Thiếu tướng khi đang trên cương vị Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Cần Thơ.

Ở tuổi gần 70, dù đã được Đảng, Nhà nước và quân đội cho nghỉ hưu theo chế độ nhưng Thiếu tướng Vũ Cao Quân lại không cho phép mình nghỉ ngơi. Ông hiện đóng vai trò là cầu nối giữa nhà tài trợ và chính quyền, nhân dân các địa phương thông qua hành trình “Tết quân dân” ở Cần Thơ. Những bước chân không mỏi trên hành trình thiện nguyện của Thiếu tướng Vũ Cao Quân vẫn rong ruổi khắp những miền quê để vận động xây cầu, làm đường và những ngôi nhà mới nhằm san sẻ khó khăn với người nghèo. Hiện nay, trên cương vị là thành viên Hội đồng quản trị Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo-Medic Cần Thơ, ông đã tham mưu, tổ chức nhiều đợt hành quân khám bệnh, cấp thuốc tặng gia đình chính sách, hộ nghèo ở các vùng quê miền Tây Nam Bộ và nhân dân các tỉnh biên giới của nước bạn Campuchia. Với nghĩa cử cao đẹp ấy, ông đã được tặng nhiều bằng khen và Huân chương hữu nghị cấp Đại quân tước của Hoàng gia Campuchia năm 2019.

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Thiếu tướng, Kỷ lục gia Vũ Cao Quân.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Thiếu tướng, Kỷ lục gia Vũ Cao Quân.

 

4/ KỶ LỤC GIA VÕ THỊ ÁNH NGUYỆT – GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT MỸ PHẨM LAN THẢO

Từ năm 1957, bà Lan Hảo – mẹ bà Ánh Nguyệt đã mở xưởng sản xuất các loại kem dưỡng da mang tên Lan Hảo, thương hiệu Thorakao của đơn vị dần trở thành thương hiệu mỹ phẩm quốc dân, thống lĩnh thị trường suốt thời gian dài. Sau nhiều năm thăng trầm, đến năm 1987, bà Võ Thị Ánh Nguyệt đã cùng chồng là ông Huỳnh Kỳ Trân từng bước khôi phục thương hiệu gia truyền. Tận dụng nguồn nguyên liệu thảo dược quý giá trong nước đã giúp Thorakao thể hiện được bản sắc riêng biệt của văn hóa Việt trong từng sản phẩm.

Suốt 6 thập kỷ qua, bà Ánh Nguyệt cùng đơn vị luôn nỗ lực giữ vững giá trị cốt lõi của Mỹ phẩm Lan Hảo và Thorakao là tập trung vào chất lượng sản phẩm, trung thành với những thành phần thuần tự nhiên. Thorakao định hướng ngay từ đầu là thương hiệu có nền tảng mạnh về nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới. Chuyên tâm vào đầu tư nghiên cứu sản phẩm, từ tháng 11 năm 1968, Thorakao đã có bằng sáng chế đầu tiên của mình. Công ty đã chính thức được xác lập Kỷ lục Việt nam là “Đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp bằng Sáng chế trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên” vào năm 2023.

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao tặng Đĩa vàng Cống hiến đến Kỷ lục gia Võ Thị Ánh Nguyệt.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao tặng Đĩa vàng Cống hiến đến Kỷ lục gia Võ Thị Ánh Nguyệt.

 

5/ NSND. KIM CƯƠNG – PHÓ CHỦ TỊCH HỘI BẢO TRỢ NGƯỜI TÀN TẬT VÀ TRẺ EM MỒ CÔI TP.HCM, THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÁC LẬP TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM

NSND. Kim Cương (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937) là một nữ diễn viên kịch nói, diễn viên điện ảnh, soạn giả, biên kịch, trưởng đoàn kịch nói nổi tiếng của Việt Nam từ trước 1975. Bà nổi tiếng từ những năm 1960 trong lĩnh vực kịch nói với kinh điển làm nên tên tuổi là vở “Lá sầu riêng” do bà đóng vai chính kiêm soạn giả.

 

 NSND Kim Cương

NSND. Kim Cương.

 

Sáng tác dưới bút danh Hoàng Dũng, NSND Kim Cương đã soạn hơn 50 kịch bản cho sân khấu. Trong đó có những vở diễn vang bóng một thời mà đến nay vẫn còn đọng lại nhiều tình cảm trong lòng người xem như: Tôi là mẹ, Lá sầu riêng, Trà hoa nữ, Dưới hai màu áo, Huyền thoại mẹ, Bông hồng cài áo…Năm 2006, Bà được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh là “Nữ nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất,” bà cũng là người tiên phong mở đường cho kịch nói Sài Gòn sau năm 1975.

NSND Kim Cương còn được biết đến là một nghệ sĩ gắn với nhiều hoạt động thiện nguyện, hiện là Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt năm 2015, Bà đã cùng Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP.HCM tổ chức “Lễ cưới tập thể tổ chức cho nhiều cặp đôi người khuyết tật nhất tại Việt Nam”. Bà cũng là “Người khởi xướng và thực hiện chương trình “Nghệ sĩ tri âm” thường niên tặng quà cho các nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn nhiều nhất” được ghi nhận Kỷ lục vào 14/01/2017.

 

NSND Kim Cương vinh dự đón nhận Đĩa vàng Cống hiến từ Viện Kỷ lục Thế giới.

NSND Kim Cương vinh dự đón nhận Đĩa vàng Cống hiến từ Viện Kỷ lục Thế giới.

 

6/ CHUYÊN GIA VĂN HÓA ẨM THỰC HỒ ĐẮC THIẾU ANH – THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÁC LẬP KỶ LỤC VIỆT NAM

Chuyên gia Văn hóa Ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh sinh năm 1950 tại Huế trong một gia đình có truyền thống Nho giáo. Từ nhỏ, bà không chỉ yêu thích văn chương mà còn rất đam mê những công việc nội trợ, đặc biệt là nấu nướng và được nghe mẹ kể về chuyện xưa chuyện nay cũng như cái đạo của người vào bếp.

 

Đối với Chuyên gia Văn hóa Ẩm Thực Hồ Đắc Thiếu Anh nấu ăn không chỉ là nguồn cảm hứng, là đam mê và sáng tạo mà còn là trách nhiệm của một người con nước Việt trong hành trình phát huy, giữ gìn nền Văn hoá ẩm thực lâu đời của cha ông.

Đối với Chuyên gia Văn hóa Ẩm Thực Hồ Đắc Thiếu Anh nấu ăn không chỉ là nguồn cảm hứng, là đam mê và sáng tạo mà còn là trách nhiệm của một người con nước Việt trong hành trình phát huy, giữ gìn nền Văn hoá ẩm thực lâu đời của cha ông.

 

Bà đã cho ra mắt nhiều cuốn sách về văn hóa ẩm thực Việt như: An lạc mùa chay – Món chay dâng mẹ (NXB Phụ nữ, 2014); Mứt Việt – Vị ngọt Tết xưa (NXB Phụ nữ VN, 2015); Bộ sách Nấu ngon ăn lành (NXB Phụ nữ VN, 2017)…Ngoài các tập thơ, bà còn phát hành 5 Album thơ phổ nhạc: Sông mùa Trẻ lại, Hương chùm kết, Sao không là ngày xưa, Khúc vàng phai, Mẹ Trùng Dương…Tính đến thời điểm này bà đã có hơn 70 bài thơ được 21 nhạc sĩ phổ thành ca khúc. Thơ và thơ phổ nhạc của Hồ Đắc Thiếu Anh cũng an nhiên góp cho đời bằng cách lan toả riêng biệt.

Bà thường xuyên tham gia sự kiện Ẩm thực chay “Suối nguồn từ bi” các năm, và cùng con gái cũng là Chuyên gia Văn hóa Ẩm thực Nguyễn Hồ Tiếu Anh và một số phật tử, cùng thực hiện các mâm cỗ “An lạc mùa chay” ngon và lành, đồng thời tạo nguồn thu hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Công việc quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam được bà thực hiện gần như cả cuộc đời bằng việc dành nhiều thời gian tham gia tổ chức các sự kiện toàn quốc, cộng tác chuyên môn các Đài truyền hình trong nước, mở lớp dạy nữ công gia chánh… Năm 2020, bà đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục là Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hoá Ẩm thực Việt Nam có nhiều đóng góp vào công cuộc giữ gìn, nâng tầm và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam cùng gần 70 bài thơ được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc.”

 

Chuyên gia Ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh đón nhận Đĩa vàng Cống hiến từ Viện Kỷ lục Thế giới.

Chuyên gia Ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh đón nhận Đĩa vàng Cống hiến từ Viện Kỷ lục Thế giới.

 

7/ NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, GIÁO SƯ – VIỆN SĨ, TIẾN SĨ – KỶ LỤC GIA PHẠM VĂN THỨC

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Phạm Văn Thức (sinh ngày 06/10/1959) tại Thành phố Hải Phòng, trong một gia đình có truyền thống hành nghề y. Sau khi tốt nghiệp đại học Đại học Y khoa Hà Nội, ông quyết định tiếp tục theo học 3 năm sau đại học, chuyên ngành Dị ứng – Miễn dịch.

 

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Thức.

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Phạm Văn Thức.

 

Năm 1993, khi đang công tác tại Phân hiệu Đại học Y Hải Phòng, ông là một trong những bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Dị ứng-Miễn dịch. Năm 2003, Thầy vinh dự được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư, đặc biệt hơn Thầy là Người Việt Nam đầu tiên, duy nhất cho đến nay được phong Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp.

Bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy, Thầy Phạm Văn Thức đã có nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp cho nền y học nước nhà. Thầy đã chủ trì và tham gia 183 đề tài nghiên cứu khoa học đã được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước. Trong đó có 24 bài báo khoa học đăng tạp chí quốc tế, 02 đề tài cấp Nhà nước đã nghiệm thu thành công, tham gia và chủ trì 17 đề tài cấp Bộ và cấp Thành phố đã được nghiệm thu. Năm 2016, Thầy là người Việt Nam đầu tiên được phong Viện sỹ Viện hàn lâm Y học Pháp.

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận  trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, Kỷ lục gia Phạm Văn Thức.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ, Kỷ lục gia Phạm Văn Thức.

 

8/ KỶ LỤC GIA NGUYỄN THỊ THANH TÂM

Sen được xem là loài hoa thể hiện sức sống mãnh liệt và những phẩm chất tốt đẹp, văn hóa và cốt cách của con người Việt Nam. Sen là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho nhân loại nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Với một tình yêu và niềm đam mê mãnh liệt với loài hoa đặc biệt này, trong hơn 20 năm nay, Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Quỹ Di Sản Văn Hóa Việt Nam, Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam đã dành rất nhiều công sức để sưu tầm những hiện vật liên quan tới hoa sen và gắn liền với đời sống văn hóa Việt Nam.

 

Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm bên Bộ sưu tập các kỷ vật liên quan đến sen.

Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm bên Bộ sưu tập các kỷ vật liên quan đến sen.

 

Đến nay, bộ sưu tập với chủ đề “Sen trong đời sống văn hóa Việt Nam” đã có hàng trăm hiện vật gồm: hơn 500 bức ảnh sen nghệ thuật, 50 tranh sen trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài, đá quý, tranh gốm và hàng trăm hiện vật gắn liền với hình ảnh hoa sen: bình hoa, đồ dùng, đồ trang trí có họa tiết hoa sen như lọ hoa, kỷ vật liên quan đến sen và các bức thư pháp, câu đối về sen.

 

KLG Nguyễn Thị Thanh Tâm là người sở hữu bộ sưu tập tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất tại châu Á.

KLG. Nguyễn Thị Thanh Tâm là người sở hữu bộ sưu tập tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất tại châu Á.

 

Bộ sưu tập ảnh “Sen trong đời sống văn hoá Việt” đã được tham gia triển lãm tại các sự kiện: Kỷ niệm ngày di sản văn hoá Việt Nam, Ngày đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày khai mạc năm du lịch quốc gia tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Bộ sưu tập ảnh “Sen trong đời sống văn hoá Việt” cũng được cộng đồng đánh giá cao.

Năm 2022, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thanh Tâm đã xác lập kỷ lục Châu Á với nội dung là “Người sở hữu bộ sưu tập tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất.”

 

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Quang Thuận trao chứng nhận và Đĩa vàng Cống hiến đến Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm.

 

 08 cá nhân được vinh danh Đĩa Vàng Cống hiến của Viện Kỷ lục Thế giới - WorldMark tại sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53.

08 cá nhân được vinh danh Đĩa Vàng Cống hiến của Viện Kỷ lục Thế giới – WorldMark tại sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53.

 

Bên cạnh phần trao tặng Đĩa vàng Cống hiến của Viện Kỷ lục Thế giới – WorldMark đến 08 cá nhân và Kỷ lục gia, Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 còn diễn ra với nhiều hoạt động quan trọng khác như Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận Đĩa vàng Cống hiến từ Liên đoàn các Nhà sáng tạo Thế giới (WCF); 11 cá nhân và đơn vị được trao tặng bằng xác lập Kỷ lục Châu Á từ Tổ chức Kỷ lục Châu Á (ABR), WorldKings trao bằng xác lập Kỷ lục Thế giới đến 11 cá nhân và đơn vị, Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va và Đội Nhạc kèn Võ Thành Trang lần lượt đón nhận bằng xác lập kỷ lục từ Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA).

 

Phạm Vân: Tổng hợp.