banner_website_display_block

Đề xuất Kỷ lục: Người thực hiện bộ 12 tranh hình bình từ tên Can Chi của các năm 2011 đến năm 2021 bằng nghệ thuật thư họa đầu tiên tại Việt Nam.

Đề xuất Kỷ lục: Người thực hiện bộ 12 tranh hình bình từ tên Can Chi của các năm 2011 đến năm 2021 bằng nghệ thuật thư họa đầu tiên tại Việt Nam.

12:11 - 01/04/2021

Lê Thiên Lý là nghệ nhân thư pháp nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Ông chính là người đã tạo ra một thay đổi lớn trong nền thư pháp Việt Nam khi sáng tạo ra 2 lối viết thư pháp mới là “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”.

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, ông đồ Lê Thiên Lý lại bày mực tàu, giấy đỏ cho chữ tại Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). Với ông, việc cho chữ không phải để kinh doanh mà đó là niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp.

Nhìn bàn tay tài hoa của ông vẩy chiếc bút lông trên giấy đỏ, một thoáng chữ “Phúc”, “Đức”, “Tâm”… hiện lên với những nét vẽ mềm mại trên trang giấy khiến không ít người phải trầm trồ thán phục. Vì vậy, gian hàng thư pháp của ông đồ Lê Thiên Lý lúc nào cũng rất đông người đến xin chữ lấy may mắn đầu năm mới.

Hình ảnh ông Đồ già với mái tóc bạc phơ cho chữ đầu năm đã trở nên quen thuộc với người dân Hải Phòng trong nhiều năm nay vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

Hình ảnh ông Đồ già với mái tóc bạc phơ cho chữ đầu năm đã trở nên quen thuộc với người dân Hải Phòng trong nhiều năm nay vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

 

Công sức và sự đam mê thư pháp của ông đồ Lê Thiên Lý đã được những người yêu thư pháp ghi nhận qua 2 cuộc triển lãm tại Festival Huế năm 2006 và 2008. Hơn nữa, 2 bức thư pháp viết theo lối chữ Triện “Chiếu dời đô” và “Nam Quốc Sơn Hà” hiện đang được để tại đền Đô, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý cũng rất nổi tiếng và được giới chuyên môn đánh giá cao.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý trong một lần tặng chữ đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý trong một lần tặng chữ đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Quá trình nghiên cứu thư pháp, ông Lê Thiên Lý nhận thấy thư pháp Trung Hoa và thư pháp Việt Nam từ hàng ngàn đời nay đều đi theo 5 lối viết cơ bản là Triện thư, Lễ thư, Khải thư, Thảo thư, Hành thư. Hơn nữa, cả 5 lối viết đó đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều đó đã khiến ông băn khoăn và muốn làm một cái gì đó để thoát khỏi lối mòn từ ngàn đời. Chính vì thế, ông đã tập trung nghiên cứu và chỉ mấy tháng sau, ông đã công bố 2 lối viết mới do chính ông sáng tạo ra là “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”. Hai lối thư pháp này đã tạo ra một sự khai phá kì lạ so với thư pháp đơn thuần.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý bên bộ chữ thư pháp năm Tân Sửu mang hình con trâu.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý bên bộ chữ thư pháp năm Tân Sửu mang hình con trâu.

 

Thư pháp chữ Phật của nhà thư pháp Lê Thiên Lý.

Thư pháp chữ Phật của nhà thư pháp Lê Thiên Lý.

 

Với “Nhân diện thư”, chữ viết trên bức thư pháp không chỉ giống người thật ở hình thức mà còn thể hiện được nội tâm, tính cách…của nhân vật.

Còn lối viết “Vật điểu thư” thì mỗi nét chữ lại mang dáng dấp của con chim hoặc bông hoa, đồ vật, hay hình dạng của những linh vật, những con giáp… Nét mềm mại, uyển chuyển của nghệ thuật thư pháp đã được ông thổi vào những con chim, bông hoa đó khiến nó sống động và bay bổng như thật.

Hai lối viết thư pháp mới của nghệ nhân Lê Thiên Lý đã loại bỏ được cái thô cứng và khuôn mẫu của những lối viết thư pháp trước đó.

Hai thể chữ thư pháp mới này đã ngay lập tức gây xôn xao giới thư pháp. Ngoài việc miêu tả nghĩa, loại hình thư pháp mới còn miêu tả thần thái của vật, người. Tên mỗi người phải hiện lên được thần thái của người đó. Tên mỗi loài vật, người ta có thể hình dung vật đó như thế nào…

Tính đến năm 2021 nhà thư pháp Lê Thiên Lý đã hoàn thành bộ 12 bình từ tên can chi của 12 năm. Để hoàn thành được bộ chữ mang hình 12 bình này ông đã phái mất 12 năm, từ năm 2011 đến năm 2021, mỗi năm ông sáng tác 1 chữ hình bình mang tên can chi của năm đó, bắt đầu từ năm 2010 là năm Canh Dần, cho đến năm 2021 là năm Tân Sửu. 12 năm tác giả đã nghiên cứu, sáng tác thành 12 chiếc bình, mỗi chiếc bình lại có kiểu dáng khác và mang tên can chi của năm đó. Đây là bộ chữ đã được ông ấp ủ và nghiên cứu trong nhiều năm được ông thể hiện theo lối viết: ” Vật điểu thư”.

Bộ chữ 12 bình mang tên can chi 12 năm rất độc đáo của nhà thư pháp Lê Thiên Lý.

Bộ chữ 12 bình mang tên can chi 12 năm rất độc đáo của nhà thư pháp Lê Thiên Lý.

 

Nói về lý do vẽ chữ thư pháp mang hình bình, nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho biết : ” Vẽ hình bình vì bình mang yếu tố bình an, no đủ và trí tuệ. Bình gần gũi với mọi người, mọi nhà, dùng để pha trà, đựng rượu, đựng nước, cắm hoa. Bình cũng được dùng trong phong thủy, nhằm tăng tài lộc cho gia chủ”.

12 bức thư họa hình bình có kích thước mỗi bức là 90 x 48 (cm), được viết trên chất liệu giấp bìa hoa văn trống đồng, viền đỏ.

Chữ hình bình năm Canh Dần - 2010.

Chữ hình bình năm Canh Dần – 2010.

 

Chữ hình bình năm Tân Mão - 2011.

Chữ hình bình năm Tân Mão – 2011.

 

Chữ hình bình năm Bính Thân - 2016.

Chữ hình bình năm Bính Thân – 2016.

 

Tính đến thời điểm hiện tại đây là bộ chữ thư pháp hình 12 bình chưa có ai thực hiện ngoài nhà thư pháp Lê Thiên Lý. Trong thời gian qua ông đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục đăng ký Kỷ lục Việt Nam cho bộ chữ hình bình này với tiêu chí: ” Người thực hiện bộ 12 tranh hình bình từ tên Can Chi của các năm 2011 đến năm 2021 bằng nghệ thuật thư họa đầu tiên tại Việt Nam“. Dự kiến vào ngày 11 tháng 04 năm 2021 tới đây tại Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ trao bằng xác lập Kỷ lục này tới nhà thư pháp Lê Thiên Lý.

 

Phạm Vân: kylucvietnam.vn