banner_website_display_block

Đề xuất Kỷ lục: Người sở hữu bộ sưu tập đa dạng các tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất được trưng bày tại nhiều cuộc triễn lãm ở nhiều nơi trong nước.

Đề xuất Kỷ lục: Người sở hữu bộ sưu tập đa dạng các tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất được trưng bày tại nhiều cuộc triễn lãm ở nhiều nơi trong nước.

2:15 - 07/04/2021

 

Từ xưa tới nay, Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Từ bao đời nay, Sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống và văn hóa của người Việt. Ngắm hoa sen chúng ta có thể thấy và nhận ra hình ảnh con người Việt Nam.

Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong.

Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới. Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.

Sen chẳng những là biểu tượng cho tinh thần cốt cách, bản sắc văn hóa mà còn gần gũi, thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam.

Sen là biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh tao và có sức sống mãnh liệt, hoa sen còn là biểu tượng của gia đình, tình yêu trong sáng thuần khiết (một gốc sen thường chỉ mọc có 2 bông sen), Hoa sen tượng trưng cho sự hòa hợp vợ chồng yêu thương, quấn quýt bên nhau. Hoa và đài tượng trưng cho sự đồng thuận cùng nhau vươn lên mạnh mẽ. Hạt sen tượng trưng cho sự kết tinh con cháu đông đúc đầy đủ.

Sen là một loài hoa rất gần gũi với cuộc sống con người nó thực dụng đến mức con người ta tận dụng đầy đủ để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Từ cánh sen, lá sen, nhụy sen, thân sen và củ sen.

Sen còn được thể hiện trong cuộc sống tâm linh của con người, nó luôn được ghi dấu ấn tại các ngôi chùa từ ngàn đời nay.

Với một niềm đam mê và một tình yêu mãnh liệt với Sen, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, ủy viên BCH Hội Di Sản Việt Nam, phó chủ nhiệm CLB Phụ nữ với Di sản Văn hóa đã đầu tư rất nhiều tâm huyết và thời gian của mình để đi sưu tập những hiện vật về sen, gắn liền với đời sống văn hóa Việt.

 

Một góc bộ sưu tập " Sen trong đời sống văn hóa Việt" của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm.

Một góc bộ sưu tập ” Sen trong đời sống văn hóa Việt” của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm.

 

Từ năm 2006 trong những chuyến đi công tác về các vùng có những hồ sen nổi tiếng: (Huế, Hà Nam , Hồ Tây, Hà Nội, Đồng Tháp Mười…) bà đã cảm nhận thấy sự khác biệt đặc biệt của loài hoa này.

Năm 2011 bà đã phối hợp với Hội Di Sản Văn hóa Việt Nam và Ban Ảnh Thông Tấn xã Việt Nam tổ chức cuộc thi ảnh  với chủ đề: SEN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT, cuộc thi đã thu hút được đông đảo các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên trên cả nước, với hơn một ngàn bức ảnh dự thi, Ban giám khảo đã chọn ra hơn 110 bức sen xuất sắc để triển lãm trong ngày Di Sản Văn hóa Việt Nam. 110 bức ảnh sen đó bà đã hoàn thành  nghĩa vụ trả tiền nhuận ảnh cho tác giả để sở hữu từ năm 2011.

Từ đó đến nay bà đã phối hợp cùng với Hội Di sản tham gia rất nhiều những buổi triển làm Sen với chủ đề :Sen trong đời sống văn hóa Việt.

Bộ sưu tập "Sen trong đời sống văn hóa Việt" của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm trong một lần triển lãm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Bộ sưu tập “Sen trong đời sống văn hóa Việt” của bà Nguyễn Thị Thanh Tâm trong một lần triển lãm tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

 

Trong hàng ngàn bức ảnh về sen nằm trong bộ sưu tập của mình thì bà tâm đắc nhất là 70 bức ảnh, đã được bà chọn lọc rất kỹ càng, được giới chuyên môn đánh giá cao.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm bên những tác phẩm về Sen mà bà yêu thích.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm bên những tác phẩm về Sen mà bà yêu thích.

 

Ngoài ra bà còn sưu tập gần 100 bức tranh sen trên những chất liệu khác nhau: (tranh sen vẽ sơn mài, sơn dầu, tranh sen Lụa, tranh sen gỗ, tranh sen cát, tranh sen đá quý…), cùng với các đồ vật có hình hoa sen như: Gốm, gỗ, lụa, áo dài, khăn tơ tằm. Bộ sưu tập hiện vật các loại áo có hình Hoa sen của bà cũng đã lên tới trên 50 chiếc.

Đây đều là những tác phẩm, những hiện vật tiêu biểu, giá trị và có ý nghĩa về mặt văn hóa,  đã được được bà  sưu tầm và tuyển chọn trong gần 20 năm qua.

Riêng bộ sưu tập ảnh sen với chủ đề: ” Sen trong đời sống văn hóa Việt” của bà đã 05 lần được mời tham gia trưng bày, triển lãm tại những sự kiện văn hóa lớn do Hội di sản kết hợp với các bộ, ban ngành tổ chức ở nhiều nơi trên toàn quốc.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm giới thiệu về bộ sưu tập của mình trong một lần trả lời phỏng vấn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm giới thiệu về bộ sưu tập của mình trong một lần trả lời phỏng vấn.

 

Hiện tại, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm đã hoàn tất các thủ tục đăng ký Kỷ lục Việt Nam cho bộ sưu tập của mình với tiêu chí: Người sở hữu bộ sưu tập đa dạng các tác phẩm có hình tượng Sen với chủ đề “Sen trong đời sống Văn hoá Việt” nhiều nhất được trưng bày tại nhiều cuộc triễn lãm ở nhiều nơi trong nước.

Dự kiến vào ngày 16/4/2021 tới đây tại Hà Nội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ trao tặng Kỷ lục ý nghĩa này tới bà Nguyễn Thị Thanh Tâm.

 

Phạm Vân: kylucvietnam.vn