Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng của NTK. Thoa Trần vừa được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập áo dài “Về với cội nguồn” lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng của NTK. Thoa Trần vừa được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Vào tối ngày 14/4/2024, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng – Phú Thọ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục với nội dung: “Về với cội nguồn: Bộ sưu tập Áo Dài lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng, tạo nên bức tranh phong cảnh Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên nền lụa đầu tiên tại Việt Nam” đến Nhà thiết kế Thoa Trần (bà Trần Thị Thoa). Sự kiện diễn ra trong chương trình Nghệ thuật Hội Xoan 2024 với chủ đề “Miền Di Sản”.
Tham dự chương về phía lãnh đạo TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam có TS. Trần Ngọc Tăng – Nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo TW, nguyên chủ tịch Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, phó chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, bà Phạm Thị Vân – Phó trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ và đông đảo bà con nhân dân tỉnh Phú Thọ và du khách thập phương.
Bộ sưu tập Áo dài “Về với cội nguồn” của nhà thiết kế Thoa Trần không chỉ là một bộ sưu tập thời trang, mà còn là một biểu tượng của sự tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, lắng đọng tinh thần “uống nước nhớ nguồn” được gửi gắm vào từng chiếc áo dài. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng và các di vật của thời đại các vị vua Hùng với sự kỳ vọng và niềm tự hào của mỗi người dân Việt về nền văn hoá lâu đời và truyền thống của dân tộc. Đó cũng là cách thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với công đức của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước.
Mỗi chiếc áo dài trong bộ sưu tập “Về với cội nguồn” đều mang trong mình một câu chuyện, một tinh thần và một phần của lịch sử dân tộc. Từ những họa tiết truyền thống, những màu sắc tượng trưng cho đất nước, đến những kiểu dáng mang đậm dấu ấn văn hoá, mỗi chi tiết trên áo dài đều là sự kết hợp tinh tế giữa lịch sử và thẩm mỹ. Mỗi chiếc áo dài là một bức hoạ rõ nét về Đền Hùng, để khi ngắm từng chiếc áo người xem sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về cảnh sắc quê hương mình. Từ đó, mang theo những xúc cảm của niềm tự hào dân tộc, tự hào về quê hương nguồn cội đi khắp bốn phương. Bộ sưu tập của Nhà thiết kế Thoa Trần được sự cố vấn của Giáo sư, Nhà Sử học Lê Văn Lan.
Dưới góc nhìn của một nhà văn hóa, giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho rằng: “BST này không chỉ có tính mỹ thuật, mỹ học, thẩm mỹ mà mang đậm tính dân tộc, lịch sử, khoa học. Lấy hình tượng từ loài chim cò (chim lạc) – loài vật gắn liền với hình ảnh của người nông dân Việt Nam từ thời dựng nước đến bây giờ. Hình tượng chim cò bay quanh trống đồng cũng chính là biểu tượng cho quan niệm vạn vật xoay quanh mặt trời có từ thời Hùng Vương. BST lấy hình tượng của chim cò để tưởng trưng cho thế giới của chúng ta, của trái đất xoay quanh mặt trời, đấy chính là tính dân tộc, tính khoa học mà BST hướng tới trong khi vẫn bền bỉ thực hiện chức năng mỹ học, thẩm mỹ của nó”.
Vào tối ngày 14/4/2024, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng – Phú Thọ, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục với nội dung: “Về với cội nguồn: Bộ sưu tập Áo Dài lấy cảm hứng từ Lễ hội Đền Hùng, tạo nên bức tranh phong cảnh Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên nền lụa đầu tiên tại Việt Nam” đến Nhà thiết kế Thoa Trần (bà Trần Thị Thoa). Sự kiện diễn ra trong chương trình Nghệ thuật Hội Xoan 2024 với chủ đề “Miền Di Sản”.
Mỗi chiếc áo dài trong bộ sưu tập của NTK Thoa Trần làm không chỉ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mà còn là một cách để truyền tải và lan tỏa tinh thần tự hào về nguồn cội và di sản văn hóa của dân tộc. Qua đó, NTK Thoa Trần mong muốn có thể kết nối thế hệ trẻ với những giá trị lịch sử và góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đó cho đến hiện hôm nay.
Phạm Vân: Tổng hợp.