banner_website_display_block

Chính thức xác lập Kỷ lục: “Nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất” tới Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Chính thức xác lập Kỷ lục: “Nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất” tới Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

1:49 - 29/11/2024

Vào ngày 29/11, tại Nam Định, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam cho ông Nguyễn Phi Dũng với nội dung: Nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất.

 

Quang cảnh buổi lễ.

Quang cảnh buổi lễ.

 

Tham dự chương trình về phía TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam có TS. Thang Văn Phúc – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và bà Phạm Thị Vân – Phó trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

 

Đại diện lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.

 

Các đại biểu cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong chương trình.

Các đại biểu cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc trong chương trình.

 

Về phía lãnh đạo tỉnh Nam Định có TS. Vũ Trọng Quế, tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định, cùng lãnh đạo các sở ban ngành, lãnh đạo các bảo tàng, trung tâm lưu trữ trên toàn quốc, các nhà sưu tầm và đông đảo người thân, bạn bè của Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

 

Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

 

Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, sinh năm 1961 ở Nam Định. Kế thừa tình yêu và niềm đam mê sưu tầm sách báo cũ của cha ông là nhà sưu tầm Nguyễn Phi Hùng (1934). Từ năm 2016, ông Nguyễn Phi Dũng bắt đầu sưu tầm các loại báo xưa, báo cổ, báo cũ phát hành tại Việt Nam. Đến nay, ông sưu tầm khoảng 400.000 tờ báo của hơn 1.000 đầu báo các loại, tổng số báo nặng 21 tấn, trong đó có hơn 100 đầu báo được phát hành tại Việt Nam trước năm 1954.

 

a

Ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đại diện công bố quyết định công nhận Kỷ lục.

 

TS. Thang Văn Phúc - Nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, ông Hoàng Thái Tuấn Anh - Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam

TS. Thang Văn Phúc – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Kỷ lục tới Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng và phu nhân và bà Đỗ Thị Kim Chi.

 

TS. Thang Văn Phúc - Nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

TS. Thang Văn Phúc – Nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

 

TS. Vũ Trọng Quế, tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi lễ.

TS. Vũ Trọng Quế, tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định phát biểu tại buổi lễ.

 

Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng phát biểu.

Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng phát biểu.

 

Trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, có tờ báo cổ là tờ Le Courrier d’Haiphong (Thư tín Hải Phòng) phát hành năm 1886. Đặc biệt, ông Dũng sưu tầm được gần 20 tờ báo đầu tiên (số 1) như: Tờ Số 1, Cờ Giải Phóng (Cơ quan tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương) phát hành ngày 10/10/1942; tờ báo Cứu Quốc, số Xuân năm Quý Mùi, xuất bản ngày 5/1/1943; tờ Gia Định báo (xuất bản số đầu tiên năm 1865 ở Sài Gòn); Phụ nữ tân văn (xuất bản số đầu năm 1929 ở Sài Gòn)… Chiếm số lượng lớn trong bộ sưu tập là các báo: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Tiền phong, Thanh niên.

 

Một số tờ báo đặc biệt có giá trị trong bộ sưu tập báo giấy đồ sộ của nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Một số tờ báo đặc biệt có giá trị trong bộ sưu tập báo giấy đồ sộ của nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Một số tờ báo đặc biệt có giá trị trong bộ sưu tập báo giấy đồ sộ của nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

 

Để bảo quản số lượng báo giấy khổng lồ của mình, nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng đã dành riêng 1 căn phòng rộng khoảng 50m2 và 1 căn phòng hơn 300m2, lắp đặt máy điều hòa, thiết bị hút ẩm, thường xuyên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 22 độ C. Với những tờ báo đặc biệt quý hiếm, ông còn bảo quản bằng cách bọc từng tờ báo bằng giấy nylon, cuộn tròn và cho vào những ống vỏ đạn rồi đặt cẩn thận trong tủ kính.

 

Cận cảnh khu trung bày sách báo của Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Cận cảnh khu trung bày sách báo của Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Cận cảnh khu trưng bày sách báo của Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

 

Theo nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, mặc dù hiện nay là thời đại 4.0 – thời đại của công nghệ thông tin, báo giấy, báo in không còn được nhiều người quan tâm, tuy nhiên nó vẫn giữ 1 vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, nó phản ánh thông tin đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… qua các thời kỳ của đất nước. Hiện vật báo chí được lưu giữ để thế hệ sau hiểu cha ông chúng ta đã sống, chiến đấu, bảo vệ đất nước như thế nào cũng như thấy rõ sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước qua từng thời kỳ.

 

Các đại biểu cùng nâng ly chúc mừng Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

Các đại biểu cùng nâng ly chúc mừng Nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng.

 

 

Phạm Vân: Tổng hợp.