Địa phương tổ chức Tết độc lập gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhất.
Địa phương tổ chức Tết độc lập gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhất.
Vào tối ngày 1/9, tại sân vận động huyện Than Uyên, UBND tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Chương trình Nghệ thuật chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề “Lung linh sắc màu Than Uyên – Lai Châu”. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục: “Địa phương tổ chức Tết độc lập gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhất” (12 lần từ năm 2012 đến năm 2024).
Tham dự chương trình về phía lãnh đạo TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam có TS. Lê Doãn Hợp – Nguyên ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông ,Chủ tịch Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, TS. Trần Chiến Thắng – Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, ông Hoàng Thái Tuấn Anh – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Về phía lãnh đạo tỉnh Lai Châu có đồng chí: Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tết Độc lập tỉnh năm 2024; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; Ủy ban MTTQ Việt Nam, các sở, ban, ngành tỉnh; Báo Lai Châu, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ – HĐND – UBND huyện Than Uyên; UBND các huyện: Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) cùng gần 3.000 diễn viên, nghệ nhân và đông đảo nhân dân, trong và ngoài tỉnh, du khách quốc tế…
Trong bài phát biểu khai mạc Ông Hà Trọng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng ban tổ chức Lễ Hội cho biết: Kể từ ngày Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), đồng bào các dân tộc của huyện Than Uyên đã rất trân trọng và còn gọi Tết Độc lập bằng cái tên khác là “Tết Cờ Đỏ Sao Vàng”. Hàng năm đúng dịp mùng 2/9, tất cả bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Than Uyên nói riêng và các huyện lân cận không phân biệt già trẻ, gái trai ai nấy đều ăn mặc thật đẹp, nô nức rủ nhau xuống trung tâm thị trấn Than Uyên để đón Tết Độc lập. Qua nhiều năm, lượng người đổ về đón Tết Độc lập ngày càng đông, nhiều người tham gia, từ già đến trẻ nhưng không ai biết cái tên này là do ai đặt, mọi người cứ truyền tai nhau rồi cứ gọi như vậy cho đến ngày nay. Tết Độc lập của đồng bào người Mông diễn ra từ ngày 29/8 – 2/9 nhưng ngày lễ chính, đông vui nhất là ngày 02/9. Tết Độc lập cũng như Tết năm mới, bà con đồng bào các dân tộc phải chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Họ chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng bạc, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết Độc lập 2/9 hòa cùng sắc màu rực rỡ trang phục của đồng bào các dân tộc cùng không khí hân hoan tự hào của ngày thu lịch sử, đã tạo nên một không khí khiến cho bất kỳ ai được chiêm ngưỡng và hoà vào dòng người đó cũng cảm thấy tự hào.
Nhằm phát huy truyền thống đó, năm 2012, thực hiện chủ trương của tỉnh, UBND huyện Than Uyên tổ chức điểm Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc lần đầu tiên trong hai ngày 01-02/9/2012. Với chủ đề “Người Mông ơn Đảng”, ngày hội đã có nhiều hoạt động phong phú như triển lãm ảnh, thi đấu các môn thể thao, các trò chơi dân gian, liên hoan nghệ thuật quần chúng, biểu diễn trang phục dân tộc…thu hút hàng nghìn người dân đến xem, giao lưu và thưởng thức, cũng kể từ đó, Tết Độc lập gắn với Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Than Uyên được duy trì đến ngày nay.
Tết Độc lập là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng cao mang những đặc trưng riêng.
Tết Độc lập được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh 02/9 hàng năm tại huyện Than Uyên không chỉ là hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mà còn có ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn. Đến với Tết Độc lập cũng là cách để người dân thể hiện tấm lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào.
Gần đến dịp Tết Độc lập, bà con đồng bào các dân tộc lại nô nức chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Họ chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng bạc, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết Độc lập 2/9 hòa cùng sắc màu rực rỡ trang phục của đồng bào các dân tộc cùng không khí hân hoan tự hào của ngày thu lịch sử, đã tạo nên một không khí khiến cho bất kỳ ai được chiêm ngưỡng và hòa vào dòng người đó cũng cảm thấy tự hào.
Ngày nay, Tết Độc lập là Ngày hội của Nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên thu hút người dân trong và ngoài tỉnh về dự hội.
Tết Độc lập được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh 02/9 hàng năm tại huyện Than Uyên không chỉ là hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mà còn có ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn. Đến với Tết Độc lập cũng là cách để người dân thể hiện tấm lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào.
Chương trình Nghệ thuật chào mừng Tết Độc lập năm 2024 với chủ đề: “Lung linh sắc màu Than Uyên – Lai Châu” gồm 3 phần: Ánh sáng niềm tin; Sắc màu vùng cao; Về miền xòe hoa với những tiết mục ca – múa – nhạc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương đất nước, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá, con người vùng đất Tây Bắc, quê hương Lai Châu, Than Uyên.
Với 12 lần thường xuyên, liên tục tổ chức Lễ hội Tết độc lập, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức trao tặng bằng Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục tới UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu với nội dung: “Địa phương tổ chức Tết độc lập gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhất” (12 lần từ năm 2012 đến năm 2024).
Sau Chương trình Nghệ thuật, các đại biểu, nhân dân và du khách được thưởng thức màn biểu diễn của 3 dân tộc: Khơ Mú, Dao, Mông và hoà mình vào màn đại xòe với hơn 2000 nghệ nhân, diễn viên chuyên và không chuyên.
Đôi nét về UBND huyện Than Uyên:
Than Uyên với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là huyện cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp huyện Văn Bàn – Lào Cai, phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải – Yên Bái, phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai; huyện Mường La – Sơn La, phía Bắc giáp huyện Tân Uyên. Tổng diện tích tự nhiên 79.252,92 ha; 12 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, 131 bản, khu dân cư, 14.734 hộ/70.626 khẩu, gồm 10 dân tộc cùng chung sống.
Ngày 28/6/1909, thực dân Pháp thành lập châu Than Uyên (bao gồm cả Than Uyên và Mù Cang Chải hiện nay) thuộc tỉnh Lai Châu; ngày 19/4/1910, người Pháp quyết định châu Than Uyên thuộc tỉnh Sơn La; Ngày 23/3/1920 châu Than Uyên được người Pháp quyết định trực thuộc tỉnh Yên Bái; Năm 1938 đổi từ châu Than Uyên thành phủ Than Uyên; Ngày 13/5/1955 Than Uyên thuộc Khu tự trị Thái Mèo; Ngày 27/10/1962; Than Uyên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ; ngày 27/12/1975 Than Uyên là một huyện của tỉnh Hoàng Liên Sơn; ngày 12/8/1991 huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lào Cai; ngày 01/01/2004 huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Sau 20 năm chia tách thành lập tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội, nhất là các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh nói chung và huyện Than Uyên nói riêng đã có những bước phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Đời sống và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, huyện đã ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa.
Phạm Vân: Tổng hợp.