banner_website_display_block

Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục Việt Nam tới gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục Việt Nam tới gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

10:54 - 10/10/2022

Vào tối ngày 08 tháng 10 năm 2022, tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật: “Nhật ký trên Khóa Sol” nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 81 của Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường. Cũng trong dịp này Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao tặng bằng Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục tới gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

 

Gia tộc Nguyễn Lân gồm cố NGND. Nguyễn Lân (14/6/1906 – 7/8/2003), Cụ Nguyễn Lân (14 tháng 6 năm 1906 – 7 tháng 8 năm 2003) sinh ra trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Nguyễn Lân là một giáo viên, người biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam.

Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đợt đầu tiên. Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một tuyến phố ở Hà Nội, đi từ đường Trường Chinh (cạnh bảo tàng Phòng không – Không quân) dọc theo bờ tây sông Lừ đến cuối phố Lê Trọng Tấn ở cạnh sân bay Bạch Mai.

Cụ Nguyễn Lân lập gia đình với Cụ bà Nguyễn Thị Tề, nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp, người có công chính thành lập trường tiểu học Bạch Hạc – Việt Trì.

 

Gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

Gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

 

Ông Trần Chiến Thắng – nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa – Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam và ông Hoàng Thái Tuấn Anh Tổng thư Ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương – Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Ông Trần Chiến Thắng – nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa – Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam và ông Hoàng Thái Tuấn Anh Tổng thư Ký Tổ chức Kỷ lục Đông Dương – Trưởng đại diện Miền Bắc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam đến đại diện gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

 

Hai cụ có 8 người con: 7 trai và 1 gái, dù sinh ra và lớn lên trong Chiến tranh Việt Nam nhưng 8 người con của ông đều không tham gia vào cuộc chiến và không bị tổn thất. Tất cả đều là giảng viên đại học, bảy con ông có học vị tiến sĩ, trong đó có bốn giáo sư, ba phó giáo sư là:

  1. TS. Nguyễn Lân Tuất

Nguyễn Lân Tuất là Giáo sư – Tiến sĩ (đã mất) là người con trai cả của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Tuất nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec – Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Lân Tuất, còn có bút danh là Lân Tuất (7 tháng 1 năm 1935 tại Hà Nội – 29 tháng 4 năm 2014) nguyên là Chủ nhiệm khoa Lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk – Nga, phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga.

Nguyễn Lân Tuất là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga. Theo Hội Nhạc sĩ Nga, ông là nhà soạn nhạc Xibia có các tác phẩm được biểu diễn nhiều nhất.

  1. TS. Nguyễn Tề Chỉnh

Nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (đã mất), là người con thứ 2 trong gia tộc Nguyễn Lân, nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

  1. TS. Nguyễn Lân Dũng

Nguyễn Lân Dũng (sinh năm 1938, là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân) là người con thứ 3 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Dũng là Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Khoa học – Giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  1. TS. Nguyễn Lân Cường

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Cường là con thứ 4 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Cường là chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Trưởng ban Kiểm tra Hội Âm nhạc Hà Nội.

  1. TS. Nguyễn Lân Hùng

Nguyễn Lân Hùng ( Giáo sư – Tiến sĩ, sinh năm 1945 tại Huế) là người con trai thứ 5 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Hùng là tổng Thư ký Các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Lân Hùng là một Giáo sư tiến sĩ Sinh học, Nhà giáo nhân dân của Việt Nam. Ông từng là Giáo sư tại khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay ông là chuyên gia sinh học, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam.

Ngoài ra, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng còn được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại những trường đại học lớn và danh giá về sinh học cũng như nông nghiệp như Cornell, California, Harvard, Oxford…

  1. TS. Nguyễn Lân Tráng

Người con thứ sáu là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

  1. TS. Nguyễn Lân Việt

Nguyễn Lân Việt (sinh 3/2/1952, là giáo sư – tiến sĩ – nhà giáo nhân dân – anh hùng lao động) là người con thứ 7 của gia tộc Nguyễn Lân, ông là Giáo sư đầu ngành Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

  1. TS. Nguyễn Lân Trung

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung là người con út của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Trung nguyên Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.

Với những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà, TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã quyết định trao tặng bằng Tôn vinh giá trị nội dung Kỷ lục Việt Nam tới gia đình cố NGND. Nguyễn Lân với nội dung: “Gia đình đầu tiên có 8 anh, chị, em ruột đều là giảng viên Đại học ở các bộ môn, đóng góp nhiều giá trị nội dung đặc biệt cho nền giáo dục Việt Nam“.

 

Bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục Việt Nam đến gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

Bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục Việt Nam đến gia đình cố NGND. Nguyễn Lân.

 

Phạm Vân: Tổng hợp.